Lẩu Thái, một trong những đặc sản nổi bật của Thái Lan, đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính. Với sự hòa quyện hoàn hảo giữa các hương vị chua, cay, món lẩu này không chỉ đơn thuần là một bữa ăn mà còn mang đến trải nghiệm ẩm thực đầy hấp dẫn và khó quên.
Nguyên liệu:
- 500g tôm tươi; 500g mực (hoặc thịt gà, bò, cá)
- 200g nấm rơm, nấm hương (hoặc nấm kim châm)
- 1 củ sả, đập dập
- 3-4 lá chanh
- 1 củ riềng, đập dập
- 3 quả ớt tươi, thái lát
- 1 miếng gừng tươi, đập dập
- 2-3 thìa nước mắm; 1-2 thìa đường thốt nốt (hoặc đường trắng); 1 quả chanh, vắt lấy nước
- 1 lít nước dùng gà hoặc nước lọc
- 500g bún, mì hoặc cơm tùy chọn
- Rau tươi ăn kèm: cải thảo, rau muống, giá đỗ, rau thơm (ngò gai, húng quế)
- Gia vị: ớt bột, gia vị lẩu Thái (nếu có)
Cách làm:
- Cho nước dùng gà (hoặc nước lọc) vào nồi đun sôi. Sau đó cho sả, riềng, gừng, lá chanh và ớt tươi vào nồi để tạo hương vị đặc trưng của lẩu Thái. Đun nhỏ lửa khoảng 10-15 phút để gia vị ngấm đều.
- Tôm rửa sạch, để ráo nước, có thể bỏ vỏ hoặc để nguyên vỏ tùy thích. Mực rửa sạch, bỏ mực, mang. Ướp tôm, mực với một ít nước mắm và gia vị, để khoảng 10 phút cho ngấm.
- Khi nước dùng đã ngấm gia vị, nêm thêm nước mắm, đường thốt nốt và một chút ớt bột để tăng vị cay. Sau đó, vắt nước chanh vào để tạo độ chua nhẹ cho nước lẩu.
- Cho tôm, mực vào nồi nước lẩu khoảng 2 phút vớt ra thưởng thức. Tiếp theo, cho nấm và các loại rau ăn kèm vào nồi. Đun sôi lại trong vài phút.
Món lẩu Thái thường ăn kèm với bún, mì hoặc cơm. Rau tươi được thêm vào ngay khi ăn để giữ độ giòn và thơm.
Lưu ý: Để nước lẩu thêm phần hấp dẫn, thêm một chút sữa tươi hoặc nước cốt dừa, giúp nước lẩu béo ngậy mà vẫn giữ được vị chua cay đặc trưng.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/am-thuc/cach-lam-lau-thai-chua-cay-thom-ngon-bat-bai-c460a1630918.html
Gọi là bún sung nhưng thực ra là bún riêu cua tóp mỡ ăn kèm sung muối. Một bát bún đầy đặn, bắt mắt có giá 10 nghìn đồng.