Đồ ăn nhanh hoặc đồ hộp
Đồ ăn nhanh và đồ hộp rất tiện lợi nhưng chúng thường chứa chất bảo quản có thể gây hại cho gan của bạn.
Những chất bảo quản này có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm tổn thương gan và thận. Để bảo vệ gan, bạn hãy cố gắng hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ hộp.
Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc không chỉ có mùi vị khó chịu mà còn có thể gây hại cho gan của bạn. Các độc tố trong thực phẩm và nấm mốc có thể gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Để bảo vệ gan của bạn, hãy luôn kiểm tra thực phẩm của bạn để phát hiện nấm mốc và tránh ăn chúng.
Rượu bia
Nói đến tác nhân gây hại nhất cho gan có thể nhắc ngay đến rượu bia. Nếu sử dụng với lượng vừa phải, rượu bia có thể hỗ trợ kích thích hệ thống tiêu hóa, tăng cường lưu thông tuần hoàn, giúp tinh thần cảm thấy hưng phấn, làm dịu sự căng thẳng và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên nếu bị lạm dụng, rượu bia có thể khiến gan hoạt động quá tải, khiến gan bị tổn thương.
Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tổn thương gan và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Nếu bạn đang trong tình trạng bị suy giảm chức năng gan, rượu bia càng có hại hơn khi sử dụng.
Vì vậy, người mắc viêm gan cần tuyệt đối không dùng rượu bia để tránh gây tổn hại thêm cho gan.
Thực phẩm giàu cholesterol
Một trong những nhiệm vụ của gan là tổng hợp chất béo và chuyển hóa chúng trở thành năng lượng. Thế nhưng, khi gan bị tổn thương thì chức năng này cũng suy giảm.
Nếu người bệnh ăn nhiều các món dầu mỡ, chiên rán như thịt mỡ, bơ, gà rán, cá chiên... vô tình sẽ gây thêm áp lực cho gan, khiến các tổn thương lan rộng.
Người bệnh viêm gan không nên sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những loại thực phẩm không tốt cho người bệnh viêm gan như nội tạng động vật như gan, óc, tim, dạ dày, huyết… để gan không phải hoạt động quá sức.
Món ăn chứa nhiều gia vị
Bữa ăn của bệnh nhân gan cần được chế biến nhạt, thanh đạm, không nên cho bệnh nhân ăn những món nhiều muối, chua, cay... bởi những gia vị này có thể tích lũy nhiều tại gan, gây nên hiện tượng phù, tích nước, ảnh hưởng đến chức năng đảo thải vốn đang bị tổn thương của gan.
Món ăn tái sống, lên men, nhiều độc tố
Người bệnh cũng cần loại bỏ những món ăn lên men (trừ sữa chua), chưa được chế biến kỹ hay có nguy cơ ẩn chứa độc tố ra khỏi thực đơn mỗi ngày.
Ví dụ như mướp đắng, măng, nem chua, dưa muối, tiết canh... để đảm bảo gan không chịu tác động thêm bởi các loại vi khuẩn gây hại có trong món ăn.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein lớn nên rất cần thiết trong thực đơn mỗi ngày của con người.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cắt giảm lượng thịt đỏ trong chế độ ăn sẽ giúp bạn sở hữu một lá gan khỏe mạnh hơn.
Khi gan khỏe mạnh, các protein trong thịt sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Ngược lại, gan yếu sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein, gây ra dư thừa protein.
Những protein bị dư thừa trong cơ thể sẽ trở nên độc hại, tích tụ vào gan, làm tác động trực tiếp đến não, gây chóng mặt và mệt mỏi.
Một số loại thịt trắng như cá, thịt, gà, vịt... là gợi ý hoàn hảo trong thực đơn để bạn có thể vừa nhận được protein mà vẫn không gây hại đến gan.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/than-trong-khi-an-thuc-pham-nay-neu-khong-se-gay-hai-cho-gan-c62a1612596.html
Có một số loại thực phẩm không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh, mọi người cần chú ý.