Theo Ax Publisher Digital, sau đây là một số lý do cháo được đánh giá cao:
Dễ tiêu hóa: Cháo được nấu bằng gạo cùng một lượng lớn nước cho đến khi mềm và sánh. Quá trình nấu nhẹ nhàng này sẽ phá vỡ hạt gạo, giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Ít chất béo: Cháo ít chất béo nên là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Cung cấp nước: Vì cháo được nấu bằng nhiều nước nên có thể giúp bạn giữ nước, điều đó rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.
Dễ chế biến: Món ăn này đơn giản có thể chế biến nhanh chóng và dễ dàng chỉ với một vài nguyên liệu.
Cháo là món ăn phù hợp với người bệnh. Ảnh minh họa: AI
Lưu ý khi ăn cháo
Không ăn thường xuyên
Cháo trắng có một số giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng thành phần tương đối đơn lẻ. Hàm lượng nước trong cháo cao trong khi protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác thấp. Bạn nên bổ sung các thực phẩm khác để tăng dinh dưỡng như trứng, thịt, đậu.
Ngoài ra, theo Aboluowang, thành phần chính của cháo trắng là gạo và nước, trong đó gạo có hàm lượng tinh bột cao. Khi bạn ăn nhiều cháo trắng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng do tinh bột trong cháo rất dễ hấp thụ.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả nên việc ăn cháo trắng suốt thời gian dài dễ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Để hạ thấp chỉ số đường huyết của cháo trắng, bạn có thể thêm một số loại ngũ cốc hoặc rau quả khi nấu, chẳng hạn như yến mạch, bí ngô. Những thực phẩm này giàu chất xơ và protein, có thể làm chậm quá trình tăng đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Không ninh cháo và xương cùng lúc
Nhiều người có thói quen nấu cháo bằng cách ninh gạo với xương. Nhờ đó, cháo có vị ngon ngọt tự nhiên hơn sử dụng các loại gia vị. Tuy nhiên, khi nấu suốt thời gian dài, xương có nguy cơ vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, dễ dẫn tới nguy cơ hóc nghẹn nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, theo Weninchina, bạn cũng không nên ninh cháo quá lâu. Nếu nấu quá kỹ, cháo sẽ nhão, có màu trong suốt, giúp trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân ăn dễ dàng hơn nhưng khi đó, chất dinh dưỡng không còn nhiều.
Không ăn kèm dưa chua
Để có cảm giác ngon miệng hơn, một số người ăn cháo cùng các loại dưa cà muối chua. Món ăn kèm này vị mặn, giòn, tính mát, có một số tác dụng với sức khỏe, kích thích tiêu hóa.
Tuy nhiên, dưa cà lại chứa lượng lớn natri (chất có nhiều trong muối). Tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống hằng ngày góp phần làm tăng huyết áp, khiến thận và gan phải làm việc nhiều hơn, gây hại cho dạ dày. Đặc biệt, một số loại dưa cà rất dễ sinh sôi vi khuẩn hoặc nấm mốc gây hại.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/am-thuc/ba-khong-khi-an-chao-c460a1602476.html
Không chỉ được biết đến với hương vị thanh mát và dễ chế biến, loại rau này còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú với nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.